Khổ đế là chân lý về khổ. Là thánh đế đầu tiên trong Tứ đế. Tứ đế gồm khổ, tập, diệt và đạo. Tập đế là nguyên nhân của Khổ đế. Diệt đế là kết quả của Đạo đế. Xét ở đời sống hiện tại, Tập đế và Diệt đế là nhân và quả thuộc về quá khứ và tương lai. Khổ đế và Đạo đế là quả và nhân đang trong hiện tại.
Và chỉ khi nào chúng ta nhận thức đầy đủ về khổ đau mà mình đang phải thọ lãnh, thì chúng ta mới nỗ lực tu theo con đường thiện lành để chấm dứt khổ đau đó. Nhận thức đầy đủ về khổ và thực hành con đường diệt khổ thì sẽ không còn tạo nhân đau khổ và chắc chắn sẽ đạt tịch diệt-niết bàn. Trong tứ đế, Phật giáo chú trọng ở khổ đế và đạo đế. Vì vậy, đức Phật dạy, “nầy các Tỳ kheo, bây giờ cũng như trước đây, Như Lai chỉ dạy về Khổ và Con đường Diệt khổ.”
Khổ trong tiếng Pāli hay Sanskrit là dukkha. Dukkha trong ý nghĩa thông thường là “đau khổ”, “đau đớn”. Trái với dukkha là sukkha, có nghĩa là “hạnh phúc”, “thoải mái”. Tuy nhiên, trong bối cảnh lời dạy của Phật, dukkha cũng còn có nghĩa là “bất toại”, “vô thường”, “trống rỗng”, “giả tạm”.[1]
Bằng cái nhìn tuệ giác và trong ý nghĩa tuyệt đối của chân đế, đức Phật thấy ba cõi như nhà lửa, đang thiêu đốt chúng sanh. Nhưng phần lớn chúng sanh không thấy, không biết; tưởng ba cõi là ngôi nhà hạnh phúc, nên vẫn ở trong đó mà vui đùa, không có ý muốn ra khỏi. Những khổ đau mà chúng sanh trong ba cõi đang phải lãnh thọ, thường được phân loại thành ba: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ.
Liên hệ đến ba loại khổ này, nhìn chung, những chúng sanh sanh vào địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh là để chịu khổ báo. Khổ báo này có thể gọi là khổ khổ. Và những chúng sanh sanh vào các cảnh giới của chư thiên thuộc sắc giới, trong phạm vi tương đối của tục đế, là để thọ hưởng phước báo. Tuy nhiên, những phước báo này, trong ý nghĩa tuyệt đối của chân đế, cũng là một loại khổ báo. Khổ báo này có thể gọi là hoại khổ. Và những chúng sanh sanh vào các cảnh giới của chư thiên thuộc vô sắc giới, trong cách nhìn thông thường, là để thọ hưởng phước báo. Tuy nhiên, những phước báo này, trong cái nhìn của bậc Thánh vô lậu, cũng là một loại khổ báo. Khổ báo này có thể được xem là hành khổ.
Chúng sanh trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và thiên giới có thiên hướng thọ quả hơn là tạo nhân. Riêng loài người vừa thọ quả, vừa tạo nhân. Loài người vừa thọ khổ báo, vừa hưởng phước báo. Và loài người cũng vừa có thể tạo nhân bất thiện vừa có thể tạo nhân thiện lành. Có nghĩa là loài người đầy đủ ba khổ: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. Và loài người cũng có nhiều thuận duyên tu tập để chấm dứt khổ đau trong ba cõi. Cho nên, đức Phật thường xem con người là trọng tâm để giảng dạy giáo pháp.
Bằng cái nhìn tuệ giác và trong ý nghĩa tuyệt đối của chân đế, đức Phật thấy ba cõi như nhà lửa, đang thiêu đốt chúng sanh. Nhưng phần lớn chúng sanh không thấy, không biết; tưởng ba cõi là ngôi nhà hạnh phúc, nên vẫn ở trong đó mà vui đùa, không có ý muốn ra khỏi. Những khổ đau mà chúng sanh trong ba cõi đang phải lãnh thọ, thường được phân loại thành ba: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ.
Liên hệ đến ba loại khổ này, nhìn chung, những chúng sanh sanh vào địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh là để chịu khổ báo. Khổ báo này có thể gọi là khổ khổ. Và những chúng sanh sanh vào các cảnh giới của chư thiên thuộc sắc giới, trong phạm vi tương đối của tục đế, là để thọ hưởng phước báo. Tuy nhiên, những phước báo này, trong ý nghĩa tuyệt đối của chân đế, cũng là một loại khổ báo. Khổ báo này có thể gọi là hoại khổ. Và những chúng sanh sanh vào các cảnh giới của chư thiên thuộc vô sắc giới, trong cách nhìn thông thường, là để thọ hưởng phước báo. Tuy nhiên, những phước báo này, trong cái nhìn của bậc Thánh vô lậu, cũng là một loại khổ báo. Khổ báo này có thể được xem là hành khổ.
Chúng sanh trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và thiên giới có thiên hướng thọ quả hơn là tạo nhân. Riêng loài người vừa thọ quả, vừa tạo nhân. Loài người vừa thọ khổ báo, vừa hưởng phước báo. Và loài người cũng vừa có thể tạo nhân bất thiện vừa có thể tạo nhân thiện lành. Có nghĩa là loài người đầy đủ ba khổ: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. Và loài người cũng có nhiều thuận duyên tu tập để chấm dứt khổ đau trong ba cõi. Cho nên, đức Phật thường xem con người là trọng tâm để giảng dạy giáo pháp.
Khổ khổ là những khổ đau thông thường như sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương yêu mà phải xa lìa là khổ, thù ghét mà phải gặp nhau là khổ, không đạt được những điều mong cầu là khổ… Khổ này là những khổ đau mà ai cũng có thể thấy biết và cảm nhận.
Kinh sách thường ghi lại rằng thái tử Tất-đạt-đa thấy biết được những khổ đau của sanh, già, bệnh, chết sau khi dạo thăm bốn cửa thành. Nhưng nếu thái tử Tất-đạt-đa chỉ thấy biết những khổ đau thuộc về khổ khổ và muốn giúp chúng sanh trong cõi Diêm-phù-đề bớt khổ, ngài sẽ không từ bỏ ngai vàng để vào rừng sâu núi thẳm tìm thầy học đạo. Thái tử Tất-đạt-đa sẽ ở lại hoàng cung để làm một minh quân. Và trong cương vị của một minh quân, ngài có thể làm được nhiều điều để giúp người dân nói riêng và chúng sanh trong cõi Diêm-phù-đề nói chung giảm thiếu tối đa những khổ đau này. Thái tử Tất-đạt-đa bỏ hoàng cung vào rừng sâu núi thẳm là để tìm phương pháp nhằm chấm dứt những khổ đau phổ quát và bao trùm chúng sanh ba cõi. Những khổ đau đó bao gồm cả hoại khổ và hành khổ.
Không riêng thái tử Tất-đạt-đa mà rất nhiều thanh niên trí thức và giàu có đương thời cũng đã từ bỏ vinh hoa phú quý đi vào rừng sâu núi thẳm tìm thầy học đạo và tu đạo. Kinh sách ghi lại cho thấy, phần lớn đệ tử xuất gia theo Phật là những thanh niên trí thức và xuất thân trong gia đình quý tộc, giàu có.[2] Nếu họ chỉ thấy biết những khổ đau thuộc về khổ khổ thì họ sẽ không từ bỏ vinh hoa phú quý để làm sa môn, sống đời sống mà trong cái nhìn thông thường, là khắc khổ. Bởi vì, trong phạm vị một đời người, với điều kiện phước báo của họ, họ có thể thụ hưởng nhiều niềm vui hơn nỗi khổ. Họ từ bỏ những thứ mà người thường cho là hạnh phúc là bởi vì họ thấy được trong chiều sâu thẳm của vinh hoa phú quý kia cũng chỉ là những thứ khổ đau. Nó rỗng không, vô vị. Những khổ đau mà họ cảm nhận được là những khổ đau về thuộc hoại khổ.
Kinh sách thường ghi lại rằng thái tử Tất-đạt-đa thấy biết được những khổ đau của sanh, già, bệnh, chết sau khi dạo thăm bốn cửa thành. Nhưng nếu thái tử Tất-đạt-đa chỉ thấy biết những khổ đau thuộc về khổ khổ và muốn giúp chúng sanh trong cõi Diêm-phù-đề bớt khổ, ngài sẽ không từ bỏ ngai vàng để vào rừng sâu núi thẳm tìm thầy học đạo. Thái tử Tất-đạt-đa sẽ ở lại hoàng cung để làm một minh quân. Và trong cương vị của một minh quân, ngài có thể làm được nhiều điều để giúp người dân nói riêng và chúng sanh trong cõi Diêm-phù-đề nói chung giảm thiếu tối đa những khổ đau này. Thái tử Tất-đạt-đa bỏ hoàng cung vào rừng sâu núi thẳm là để tìm phương pháp nhằm chấm dứt những khổ đau phổ quát và bao trùm chúng sanh ba cõi. Những khổ đau đó bao gồm cả hoại khổ và hành khổ.
Không riêng thái tử Tất-đạt-đa mà rất nhiều thanh niên trí thức và giàu có đương thời cũng đã từ bỏ vinh hoa phú quý đi vào rừng sâu núi thẳm tìm thầy học đạo và tu đạo. Kinh sách ghi lại cho thấy, phần lớn đệ tử xuất gia theo Phật là những thanh niên trí thức và xuất thân trong gia đình quý tộc, giàu có.[2] Nếu họ chỉ thấy biết những khổ đau thuộc về khổ khổ thì họ sẽ không từ bỏ vinh hoa phú quý để làm sa môn, sống đời sống mà trong cái nhìn thông thường, là khắc khổ. Bởi vì, trong phạm vị một đời người, với điều kiện phước báo của họ, họ có thể thụ hưởng nhiều niềm vui hơn nỗi khổ. Họ từ bỏ những thứ mà người thường cho là hạnh phúc là bởi vì họ thấy được trong chiều sâu thẳm của vinh hoa phú quý kia cũng chỉ là những thứ khổ đau. Nó rỗng không, vô vị. Những khổ đau mà họ cảm nhận được là những khổ đau về thuộc hoại khổ.
Hoại khổ là những khổ đau do sự hoại diệt gây ra. Nghĩa là những thứ tưởng chừng như hạnh phúc rồi cũng hoại diệt, sự hoại diệt này tạo ra cảm giác thất vọng và đau khổ. Tuy nhiên, trong cái nhìn của bậc trí giả, ngay lúc đang hưởng thụ những cảm giác mà nhiều người cho là hạnh phúc như những khoái cảm do tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ mang lại, cũng chỉ là những cảm giác “đau khổ”, “bất toại”, “rỗng không” và ‘vô vị”. Nó không chỉ là những cảm giác khổ đau, bất toại, rỗng không, vô vị mà nó còn là nguyên nhân gây ra nhiều khổ đau khác.
Kinh Phật thường ví những khoái cảm này như những cảm giác dễ chịu của người bệnh lở loét khi đang gãi rứa. Khi gãi thì có cảm giác đã rứa. Nhưng càng gãi thì vết thương càng lở. Và ngày nay, những người chìm đắm trong dục lạc có thể ví như những người đang nghiện ma túy. Đối với người nghiện, khi đang hút chích họ cảm thấy thích thú và khoái lạc. Nhưng càng hút chích thì càng nghiện ngập. Vì họ không thấy sự nguy hiểm của nghiện ngập, họ chỉ nghĩ rằng họ đang hạnh phúc và khoái lạc. Tuy nhiên, trong cái nhìn của những người không nghiện, họ là những người đáng thương và tội nghiệp. Nếu họ là những người thân hoặc có lòng thương yêu họ, chúng ta phải tìm cách giúp họ cai nghiện. Nhưng trước khi giúp họ cai nghiện, chúng ta phải làm sao để họ thấy được sự nguy hiểm của cơn nghiện. Cũng vậy, với cái nhìn của bậc trí giả, những người đang đắm chìm trong dục lạc là những người đáng thương và tội nghiệp. Và với tình thương của Bồ-tát, xem tất cả chúng sanh như con đỏ, các ngài phải bằng nhiều cách khác nhau cứu những đứa con của mình thoát khỏi sự nguy hiểm, sống cuộc sống an toàn và lành mạnh. Để cứu giúp họ, việc trước tiên phải chỉ cho họ thấy sự nguy hiểm của việc chìm đắm trong ngũ dục. Chỉ khi nào họ nhận thức rõ sự chìm đắm trong ngũ dục là khổ thì họ mới có ước muốn thoát khổ và thực hành theo lời dạy của Phật để thoát khổ. Chấm dứt khổ đau do sự chìm đắm trong ngũ dục không có nghĩa là vứt bỏ ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thùy. Mà là vẫn phải sống với nó và nhờ nó mà sống nhưng không còn tham chấp vào nó. Sử dụng nó cho những mục đích cao đẹp hơn.
Trong ý nghĩa sâu xa hơn, những hỷ lạc của tứ thiền sắc giới cũng là những trạng thái thuộc hoại khổ. Như chúng ta biết, sau khi từ bỏ hoàng cung để tầm sư học đạo, đầu tiên, Bồ-tát Tất-đạt-đa, tu theo pháp tu của thầy A-la-lam. Với pháp tu này, ngài đã đạt được những trạng thái hỷ lạc của tứ thiền sắc giới. Nhưng ngài cảm nhận rằng, hạnh phúc, hỷ lạc do sắc mang lại cũng chỉ là những hạnh phúc, hỷ lạc giả tạm. Nó cũng bị hoại diệt, cũng “bất toại”.
Kinh Phật thường ví những khoái cảm này như những cảm giác dễ chịu của người bệnh lở loét khi đang gãi rứa. Khi gãi thì có cảm giác đã rứa. Nhưng càng gãi thì vết thương càng lở. Và ngày nay, những người chìm đắm trong dục lạc có thể ví như những người đang nghiện ma túy. Đối với người nghiện, khi đang hút chích họ cảm thấy thích thú và khoái lạc. Nhưng càng hút chích thì càng nghiện ngập. Vì họ không thấy sự nguy hiểm của nghiện ngập, họ chỉ nghĩ rằng họ đang hạnh phúc và khoái lạc. Tuy nhiên, trong cái nhìn của những người không nghiện, họ là những người đáng thương và tội nghiệp. Nếu họ là những người thân hoặc có lòng thương yêu họ, chúng ta phải tìm cách giúp họ cai nghiện. Nhưng trước khi giúp họ cai nghiện, chúng ta phải làm sao để họ thấy được sự nguy hiểm của cơn nghiện. Cũng vậy, với cái nhìn của bậc trí giả, những người đang đắm chìm trong dục lạc là những người đáng thương và tội nghiệp. Và với tình thương của Bồ-tát, xem tất cả chúng sanh như con đỏ, các ngài phải bằng nhiều cách khác nhau cứu những đứa con của mình thoát khỏi sự nguy hiểm, sống cuộc sống an toàn và lành mạnh. Để cứu giúp họ, việc trước tiên phải chỉ cho họ thấy sự nguy hiểm của việc chìm đắm trong ngũ dục. Chỉ khi nào họ nhận thức rõ sự chìm đắm trong ngũ dục là khổ thì họ mới có ước muốn thoát khổ và thực hành theo lời dạy của Phật để thoát khổ. Chấm dứt khổ đau do sự chìm đắm trong ngũ dục không có nghĩa là vứt bỏ ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thùy. Mà là vẫn phải sống với nó và nhờ nó mà sống nhưng không còn tham chấp vào nó. Sử dụng nó cho những mục đích cao đẹp hơn.
Trong ý nghĩa sâu xa hơn, những hỷ lạc của tứ thiền sắc giới cũng là những trạng thái thuộc hoại khổ. Như chúng ta biết, sau khi từ bỏ hoàng cung để tầm sư học đạo, đầu tiên, Bồ-tát Tất-đạt-đa, tu theo pháp tu của thầy A-la-lam. Với pháp tu này, ngài đã đạt được những trạng thái hỷ lạc của tứ thiền sắc giới. Nhưng ngài cảm nhận rằng, hạnh phúc, hỷ lạc do sắc mang lại cũng chỉ là những hạnh phúc, hỷ lạc giả tạm. Nó cũng bị hoại diệt, cũng “bất toại”.
Hành khổ là những khổ đau do sự duyên hành vi tế của thân ngũ uẩn, đặc biệt hành uẩn và thức uẩn vi tế gây ra. Sau khi từ giả thầy A-la-lam, Bồ-tát Tất-đạt-đa theo học đạo với thầy Uất-đầu-lam-phất. Và thực hành theo pháp tu của vị thầy này, ngài đạt đến trạng thái an tịnh của định Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, một trạng thái an tịnh cao nhất của vô sắc giới, tức là trạng thái an tịnh nhất trong ba cõi. Trạng thái an tịnh này không thuộc sắc giới nên nó không bị hoại diệt như trạng thái hạnh phúc và hỷ lạc của tứ thiền sắc giới. Nhưng trong cảm thức tâm linh vi tế nhất, ngài cảm nhận rằng sự an tịnh của vô sắc giới vẫn còn chuyển động, còn do các duyên tương tác mà có an tịnh. Pháp còn do duyên khởi thì pháp đó không phải là pháp chân thật. Ngài đã từ bỏ phương pháp tu tập này, tìm đến pháp tu khổ hạnh. Pháp tu khổ hạnh cũng không phải là pháp tu đưa đến hạnh phúc chân thật. Cuối cùng Bồ-tát Tất-đạt-đa đi đến rừng Gaya, tọa thiền dưới cội Bồ-đề. Suốt bốn mươi chín ngày đêm, quán lý duyên khởi và thấu rõ bản chất trùng trùng duyên khởi của vạn pháp. Và cuối cùng, Ngài chứng đắc quả vị Vô thượng Bồ-đề.
Sau khi thành đạo đức Phật khởi lên ý niệm, “Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!” (Bài kinh Thánh cầu, kinh Trung bộ, bản dịch của HT. Thích Minh Châu). Pháp “sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu” là pháp Y tánh duyên khởi. Và theo nội dung kinh này, lúc đầu đức Phật không muốn thuyết pháp. Nhưng sau đó, qua lời thỉnh cầu của Phạm Thiên và dùng Phật nhãn quán sát, đức Phật nhận thấy, trong số chúng sanh “ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục” vẫn có chúng sanh thấy được sự nguy hiểm của ái dục, và mong thoát khỏi trói buộc của ái dục. Họ là những người có thể lãnh hội được pháp Vi diệu của Phật. Trong số đó, có hai đạo sĩ A-la-lam, Uất-đầu-lam-phất và năm anh em Tôn giả Kiều Trần Như. Hai đạo sĩ đã qua đời. Năm anh em Tôn giả Kiều Trần Như vẫn đang tu theo pháp tu khổ hạnh tại vườn Lộc uyển. Nên đức Phật rời Bồ-đề Đạo tràng đi đến vườn Lộc uyển để dạy pháp cho năm nhà tu khổ hạnh này.
Và sau này, nhiều đệ tử xuất gia của Phật cũng có thể lãnh hội được pháp vi diệu này. Nhờ lãnh hội được pháp vi diệu của Phật, các ngài có thể chứng đắc thánh quả A-la-hán trong thời gian chỉ vài ngày, thậm chí vài giờ sau khi nghe Phật giảng pháp. Trong số họ, có Tôn giả Xá-lợi-phất. Lúc đầu, Tôn giả Xá-lợi-phất chỉ nghe Tôn giả A-thị-thuyết (Assaji), một trong năm anh em Tôn giả Kiều Trần Như, nói tóm tắt về pháp duyên khởi mà có thể chứng đắc Tu-đà-hoàn. Và không lâu sau khi xuất gia theo Phật, Tôn giả Xá-lợi-phất đã chứng đắc thánh quả A-la-hán và trở thành bậc trí tuệ đệ nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.
Có thể trước khi gặp Tôn giả A-thị-thuyết, Tôn giả Xá-lợi-phất đã đạt được những trạng thái an tịnh của định Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Ngài cũng đã cảm nhận trạng thái an tịnh của định này không phải là hỷ lạc và hạnh phúc chân thật. Nhưng có thể, ngài không hiểu tại sao trạng thái an tịnh này không phải là trạng thái của hạnh phúc chân thật. Chỉ sau khi nghe Tôn giả A-thị-thuyết nói lại lời dạy của Phật, “các pháp do duyên sanh, cũng do duyên diệt”, Tôn giả Xá-lợi-phất mới cảm nhận được rằng an tịnh đó chưa phải là hạnh phúc chân thật vì sự an tịnh này cũng do các duyên (vi tế) duyên với nhau mà có. Pháp mà do duyên tạo thành thì pháp đó không phải pháp chân thật.
Thích Nguyên Lộc
Sau khi thành đạo đức Phật khởi lên ý niệm, “Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!” (Bài kinh Thánh cầu, kinh Trung bộ, bản dịch của HT. Thích Minh Châu). Pháp “sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu” là pháp Y tánh duyên khởi. Và theo nội dung kinh này, lúc đầu đức Phật không muốn thuyết pháp. Nhưng sau đó, qua lời thỉnh cầu của Phạm Thiên và dùng Phật nhãn quán sát, đức Phật nhận thấy, trong số chúng sanh “ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục” vẫn có chúng sanh thấy được sự nguy hiểm của ái dục, và mong thoát khỏi trói buộc của ái dục. Họ là những người có thể lãnh hội được pháp Vi diệu của Phật. Trong số đó, có hai đạo sĩ A-la-lam, Uất-đầu-lam-phất và năm anh em Tôn giả Kiều Trần Như. Hai đạo sĩ đã qua đời. Năm anh em Tôn giả Kiều Trần Như vẫn đang tu theo pháp tu khổ hạnh tại vườn Lộc uyển. Nên đức Phật rời Bồ-đề Đạo tràng đi đến vườn Lộc uyển để dạy pháp cho năm nhà tu khổ hạnh này.
Và sau này, nhiều đệ tử xuất gia của Phật cũng có thể lãnh hội được pháp vi diệu này. Nhờ lãnh hội được pháp vi diệu của Phật, các ngài có thể chứng đắc thánh quả A-la-hán trong thời gian chỉ vài ngày, thậm chí vài giờ sau khi nghe Phật giảng pháp. Trong số họ, có Tôn giả Xá-lợi-phất. Lúc đầu, Tôn giả Xá-lợi-phất chỉ nghe Tôn giả A-thị-thuyết (Assaji), một trong năm anh em Tôn giả Kiều Trần Như, nói tóm tắt về pháp duyên khởi mà có thể chứng đắc Tu-đà-hoàn. Và không lâu sau khi xuất gia theo Phật, Tôn giả Xá-lợi-phất đã chứng đắc thánh quả A-la-hán và trở thành bậc trí tuệ đệ nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.
Có thể trước khi gặp Tôn giả A-thị-thuyết, Tôn giả Xá-lợi-phất đã đạt được những trạng thái an tịnh của định Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Ngài cũng đã cảm nhận trạng thái an tịnh của định này không phải là hỷ lạc và hạnh phúc chân thật. Nhưng có thể, ngài không hiểu tại sao trạng thái an tịnh này không phải là trạng thái của hạnh phúc chân thật. Chỉ sau khi nghe Tôn giả A-thị-thuyết nói lại lời dạy của Phật, “các pháp do duyên sanh, cũng do duyên diệt”, Tôn giả Xá-lợi-phất mới cảm nhận được rằng an tịnh đó chưa phải là hạnh phúc chân thật vì sự an tịnh này cũng do các duyên (vi tế) duyên với nhau mà có. Pháp mà do duyên tạo thành thì pháp đó không phải pháp chân thật.
Thích Nguyên Lộc
Chú thích:
[1] Theo cách giải thích của ngài W. Rahula trong Đức Phật dạy những gì do Ni sư Thích Trí Hải dịch.
[2] Theo Luật tạng và Kinh tạng Pāli, trong số 1379 tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di được ghi lại quê quán và địa vị, có 1291 người, chiếm 93.62% là những cư dân ở những thành phố lớn, trong khi chỉ có 88 người, chiếm 6.38% là những cư dân ở những vùng nông thôn. (theo K.T.S. Sarao, Origin and Nature of Ancient Indian Buddhism, Department of Buddhist Studies, 2002, tr. 71.) Điều này cho thấy, số lớn tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni xuất thân từ những thành thị hoặc những gia đình quý tộc và giàu có. Trong mười đại đệ tử của Phật, ngoại trừ Tôn giả Upāli là xuất thân từ giai cấp nghèo, còn lại đều xuất thân từ giai cấp quý tộc và trưởng giả.
[1] Theo cách giải thích của ngài W. Rahula trong Đức Phật dạy những gì do Ni sư Thích Trí Hải dịch.
[2] Theo Luật tạng và Kinh tạng Pāli, trong số 1379 tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di được ghi lại quê quán và địa vị, có 1291 người, chiếm 93.62% là những cư dân ở những thành phố lớn, trong khi chỉ có 88 người, chiếm 6.38% là những cư dân ở những vùng nông thôn. (theo K.T.S. Sarao, Origin and Nature of Ancient Indian Buddhism, Department of Buddhist Studies, 2002, tr. 71.) Điều này cho thấy, số lớn tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni xuất thân từ những thành thị hoặc những gia đình quý tộc và giàu có. Trong mười đại đệ tử của Phật, ngoại trừ Tôn giả Upāli là xuất thân từ giai cấp nghèo, còn lại đều xuất thân từ giai cấp quý tộc và trưởng giả.
No comments:
Post a Comment